Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Toilet WC Hiệu Quả Triệt Để Nhất

Chống thấm nhà vệ sinh là biện pháp chống thấm cấp thiết phải tiến hành khi xây dựng công trình. Ngoài ra nếu khi xây dựng không có biện pháp chống thấm hiệu quả thì trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra tình trạng nhà vệ sinh WC Toilet nhà tắm bị thấm. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho chủ đầu tư hay chủ nhà trong sinh hoạt cũng như thẩm mỹ.

Nguyên nhân và tác hại của nhà vệ sinh bị thấm?

Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng diễn ra khá thường xuyên hiện nay ở các công trình. Nguyên nhân có thể kể đến như :

  • Trong quá trình thi công nhà thầu không xử lý kĩ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
  • Hệ thống ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc.
  • Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông.
  • Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
  • Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
  • Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
  • Thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng…

Nhà vệ sịnh bị thấm sẽ gây ra nhiều tác hại. Do đó chúng ta cần dịch vụ chống thấm cho nhà vệ sinh ngay từ khâu thiết kế xây dựng vì:

  • Thấm dột không chỉ khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp mà còn làm xuất hiện rêu mốc, mùi hôi khó chịu gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
  • Thi công chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu sẽ giữ cho nhà vệ sinh luôn đẹp và bền bỉ theo năm tháng, giúp bạn tiết kiệm được chi phí sơn sửa, trùng tu.

Các vị trí dễ gây thấm nhà vệ sinh là:

  • Chân tường tiếp giáp giữa tường đứng và sàn nhà vệ sinh
  • Cổ ống xuyên sàn
  • Nứt sàn bê tông nền nhà vệ sinh.

Quy trình công nghệ chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn epoxy

Bước 1:  vệ sinh bề mặt

  • Trước khi sơn epoxy chống thấm phải Xả nhám, chà sạch những vị trí nhà vệ sinh cần chống thấm thật kỹ

Bước 2: sơn sàn nhà vệ sinh

  • Sơn 2 lớp chống thấm (keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy) mỗi lớp cách nhau 6h.
  • Sơn lót: sau 24h lớp sơn khô, tiến hành sơn lót, sơn lót thường dùng loại sơn không dung môi, hoặc có dung môi (không sử dụng sơn gốc nước). Sơn lót thường chọn loại không màu.